Photobucket
Photobucket

Photobucket Photobucket Photobucket My Pictures

QUICK COMMENT

PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

VÀI LỜI TÂM TÌNH CỦA GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG

          Kính thưa quí bạn,
Tuy là cái email nầy ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.
          Hôm nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày nay chuyện gian dối quá nhiều. Đã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Face Book, như nhiều lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem.
 
 Đa số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn danh, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm lắm.

          1. Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.

          2. Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm của Google, của Microsoft …. Được 500,000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng, địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như ghi danh gia nhập.
 
          Hoặc có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ nầy nầy trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ. Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...
          Hoặc tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.

          3. Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào đó. Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng nhanh, càng nhiều càng tốt”. Tại sao loại email nầy có hại các bạn tự tìm hiều. Viết hoài mỏi tay quá rồi.

          4. Chuyện thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thình nguyện thư chống một chuyện gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website nầy nầy để ký tên thỉnh nguyện thư kêu gọi nhà “cầm đồ” Lào ngưng xây đập trên sông Mekong (hay đem cầm nguyên cả đất nước), hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng làm một chuyện nầy chuyện nọ. 
 
Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra đó là những người tin được không?
          Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.

          5. Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Địa, người ta biết số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn để mua hàng hoá hay đi Las Vegas đánh bài không
 
 Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Qũy cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
 
         Ngày nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hoá khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người nầy vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng. 

         Nhân đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng dùng cái credit card có limit vài chục ngàn đô.
          Các bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu các bạn quan tâm và muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay đọc lại một lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm giữa hai hàng chữ thật.
          
Cũng vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai cạm bẫy. Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.
 
NET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét