Photobucket
Photobucket

Photobucket Photobucket Photobucket My Pictures

QUICK COMMENT

PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Đồ nhựa kém chất lượng đổ bệnh vào cơ thể

Với bát đĩa nhựa, không nên dùng để muối dưa hoặc cho vào lò vi sóng vì có thể làm thôi hai chất độc melamine và formaldehyt vào thức ăn gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Đồ dùng bằng nhựa, nhất là bát, đĩa đang được rất nhiều người dân sử dụng vì sự tiện ích của nó. Tuy nhiên, rằng nếu sử dụng đồ kém chất lượng những đồ dùng này sẽ là con đường trung gian đưa mầm bệnh vào trong cơ thể.

Bát nhựa nguy hiểm hơn bát sứ

Theo các nhà nghiên cứu, nhóm người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ melamine có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần đối với nhóm người dùng đồ sứ.

 Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Đài Loan, Trung Quốc, theo đó khi dùng thực phẩm nóng, chất melamine có trong đĩa đựng thức ăn có thể thâm nhập vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

Sau khi tiến hành phân tích mẫu nước tiểu của những người thường xuyên ăn món mì nóng, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một lượng melamine đáng lưu ý.


Thận trọng với những bát nhựa màu

Thận trọng với những bát nhựa màu

Melamine là một loại hóa chất hữu cơ được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa, đồ chơi trẻ em, đồ dùng gia đình. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nhóm người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ melamine có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần đối với nhóm người dùng đồ sứ.

Nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ nhiễm melamine gia tăng trong điều kiện nhiệt độ cao. Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, melamine được thông qua tại Mỹ để sử dụng trong việc sản xuất một số dụng cụ nấu ăn, nhựa, sơn công nghiệp. Tuy nhiên, hóa chất này phổ biến nhiều nhất ở Trung Quốc.


Tiềm ẩn nhiều nguy cơ
 
Tuy không phủ nhận những lợi ích của đồ dùng bằng nhựa nhất là bát, đĩa nhựa mang lại trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng việc, nhiều hàng quán hiện nay vì ham rẻ mà sử dụng những loại bát đĩa nhựa không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ là vô cùng nguy hiểm đối với khách hàng.


Lường trước được vấn đề này, nhiều chuyên gia đã cảnh báo tới người tiêu dùng về việc sử dụng đồ nhựa, nhất là những đồ nhựa sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn đối với người sử dụng.
 
Theo GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (PCT Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP HCM), những loại bát đĩa này chủ yếu được làm bằng nhựa melamine-formaldehyt. Vì thế, không nên dùng để chứa các thức ăn quá nóng.


dep-nhua

Đặc biệt là không nên dùng để muối dưa hoặc cho vào lò vi sóng vì có thể làm thôi hai chất độc melamine và formaldehyt vào thức ăn gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn phân tích, phần lớn các chất màu dùng cho nhựa melamine có kim loại nặng, chủ yếu là chì, dễ tạo các muối khó tan gây độc hại cho người và súc vật.


 Nếu đựng lâu thức ăn, nhất là đồ chua như dưa muối, trong bát đĩa phíp nhiều màu sắc, các độc chất trong đồ nhựa sẽ bị tách ra và ngấm vào thức ăn. Khi xâm nhập cơ thể người, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá và hệ thần kinh.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo, bát đĩa nhựa không chỉ có những chất độc tạo màu, mà nguy cơ gây bệnh còn xuất phát từ việc các chủ cơ sở dùng những loại nhựa tái chế để sản xuất. Điều này là đặc biệt nguy hiểm.

Một nghiên cứu ở Trung Quốc do ông Dong Jinshi, Phó giám đốc Ủy bản nguồn bao bì của Hiệp hội bao bì Trung Quốc cho thấy, nếu sử dụng đồ nhựa tái chế lâu dài, những hóa chất như axit acetic sau khi thôi nhiễm vào thức ăn sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và chức năng gan.


Vị quan chức này cũng thừa nhận nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do công tác giám sát thị trường chậm chạp, mức hình phạt còn nhẹ và sự hợp tác lỏng lẻo giữa các ngành liên quan.

Vì thế, khi sử dụng những đồ dùng, dụng cụ bằng nhựa để chế biến và đựng đồ ăn, người tiêu dùng phải hết sức chú ý từ khâu mua đồ. Nếu thấy có hiện tượng phai màu hoặc thôi nhiễm mùi nhựa trong khi sử dụng cần phải loại bỏ những đồ dùng đó ra khỏi cuộc sống ngay lập tức.


(Tri Thức Trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét