Photobucket
Photobucket

Photobucket Photobucket Photobucket My Pictures

QUICK COMMENT

PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Thần hổ xám ở Thanh Hóa": Người đàn bà họ Đinh mất mạng

Theo chân ông Đinh Xuân Ngân và ông Đinh Văn Trinh, chúng tôi tìm đến con suối cách gốc gạo khổng lồ chừng 200m. Con suối nhỏ, nước trong vắt chảy ra từ dãy đá vôi thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương.

Bên cạnh con suối ấy, bên tảng đá lớn, theo lời ông Ngân, là nơi bà Đinh Thị Đào, cũng là một người trong họ Đinh, bị hổ xám khổng lồ phanh thây.

Theo lời ông Đinh Văn Trinh, bà Đào là họ hàng bên ngoại nhà ông. Ông tin rằng, thần hổ xám ăn thịt bà Đào một cách tàn khốc, cũng là vì nó trả thù dòng họ này.

Hậu duệ nhà bào Đào giờ sống quây quần ở thôn Thành Trung, cách hang Con Moong, động người xưa nổi tiếng cả nước chỉ vài trăm mét. Đây là hang động có dấu tích người tiền sử sinh sống từ 40 ngàn năm trước.

thần hổ
Rừng Thành Yên vẫn còn hổ 

Cứ xem cái hang động cheo leo bên vách núi ấy đủ biết, ngày đó, tổ tiên chúng ta phải đấu tranh sinh tồn khủng khiếp thế nào mới sống được ở đất này, mới không làm mồi cho hổ.


Người nắm rõ nhất câu chuyện thần hổ xám ăn thịt bà Đinh Thị Đào là ông Đinh Văn Nhị.

Ông Nhị năm nay mới 55 tuổi, nhưng dáng dấp nhỏ thó, già nua, bệnh tật. Ông sống trong căn nhà nhỏ ngay cạnh rừng rậm. Ông bảo, tuổi thơ của ông là những ngày đấu tranh sinh tồn khủng khiếp với bầy hổ trong rừng già.

Chuyện thần hổ xám ăn thịt bà Đào, là bà của ông, thì cả họ ông ai cũng biết, ai cũng kinh sợ khi nhắc đến.

Ngày bà Đinh Thị Đào bị hổ ăn thịt, ông Nhị còn chưa ra đời. Bà Đào là bà nội của ông Nhị.

Các cụ kể lại rằng, hồi đó nhà nghèo lắm. Bà Đào sinh được một người con gái, mới lên 2 tuổi, thì bà đã bị hổ ăn thịt.

Năm đó, bà Đào mới khoảng 25 – 26 tuổi. Buổi chiều, nhà không có gì ăn, bà mang dậm vào suối Gốc để kiếm cá, kiếm cua cho bữa tối.
thần hổ
Suối Gốc, nơi bà Đào bị hổ ăn thịt 

Con suối này chảy từ dãy núi đá vôi trong rừng Cúc Phương, vòng quanh núi Bưng, xuyên qua thung lũng, qua chỗ cây gạo, nhập vào với suối Vó Ấm.

Khi bà Đào đang đánh dậm ở suối Gốc, cạnh cây si già, thì thần hổ xám bất ngờ từ trong rừng xông ra, cắn thẳng vào gáy tha đi.

Nhà ông Đinh Văn Nê ở cách gốc cây si già không xa. Nghe tiếng hổ gầm, ông Nê ngó về con suối, thấy con hổ xám khổng lồ, thân dài 4 mét, phi thẳng xuống suối, cắn cổ bà Đào, rồi nhảy vọt lên bờ, tha xác bà Đào đi về phía hạ nguồn.

Ông Nê kể với dân làng rằng, con hổ quắp người phụ nữ xấu số đi nhẹ như không, cái đầu lúc la lúc lắc. Sau phút hoảng sợ, ông Nê đem chiêng ra gõ, khiến cả làng náo loạn. Dân làng tập hợp đông đúc, đổ xô đi tìm.

Mọi người chạy ra chỗ gốc cây si già, chỉ thấy chiếc dậm bẹp nổi lềnh bềnh dưới suối. Đoàn người đi dọc bờ suối, khoảng 500 mét, đến đoạn gốc cây gạo nhìn thẳng ra thì thấy hổ xám khổng lồ đang lúc lắc đầu dứt thịt người phụ nữ xấu số để ăn.

Súng nổ vang trời, tên bay như vãi trấu về phía hổ xám. Thanh niên trai tráng vác lao xông đến đâm hổ.

Biết không địch lại nổi đoàn người đông đúc đầy uất hận, hổ xám gầm một tiếng vang động núi rừng, rồi vọt qua suối, phi thẳng vào rừng già. Phía trong rừng, bầy hổ lâu la cũng “à uôm” vang động rừng núi.

Mọi người chạy đến cứu bà Đào, thì bà chỉ còn là đống thịt bầy nhầy, không còn nhận ra mặt mũi nữa. Phần bụng, ngực người phụ nữ một con bị hổ dữ xé tanh bành. Nhiều người yếu bóng vía nhìn cảnh máu me ấy thì lăn ra bất tỉnh.

Dân làng thương xót cuốn xác bà đào vào chiếu đem chôn ở ngay bờ suối.

Người dân xứ Mường đồn răng, sau khi bà Đào bị hổ ăn thịt, nhiều người đi qua gốc gạo nghe thấy tiếng khóc ỉ ôi của người phụ nữ. Người dân đồn rằng, bà đã biến thành ma trành ngự ở cây gạo đó.
thần hổ
Ông Đinh Văn Nhị kể chuyện bà Đào bị hổ ăn thịt 

Hỏi ông Nhị, ông cho biết, bản thân ông chưa bao giờ nhìn thấy ma trành, nhưng vì người dân đồn thế, nên ông cũng chẳng bao giờ dám đến cây gạo đó.

Ông Nhị kể rằng, sau khi thần hổ xám ăn thịt liên tiếp những người trong họ Đinh, trong đó có bà nội ông, thì dòng họ, gia đình đều sôi sục căm hờn, tìm cách báo thù thần hổ.

Một mặt gia đình nghe lời thầy cúng lập bát hương thờ thần hổ, nhưng mặt khác luôn tìm cách giết sạch loài vật tàn ác này.

Trong gia đình ông Nhị đã có rất nhiều người giết hổ thành công. Sau khi bà Đào bị hổ ăn thịt vài năm, ông Đinh Văn Bét đã phục kích bắn chết một con hổ rất lớn khi nó mò xuống đồng định vào bản bắt người.

Để bắn được con hổ này, và để báo thù cho bà Đào, ông Bét đã dắt một con trâu buộc ở ven suối Gốc làm mồi nhử hổ. Đêm xuống, ông lấy bùn trát kín người, chỉ để hở hai con mắt, rồi dầm xuống suối.

Trát bùn lên người, hổ không nhận biết được con mồi, nên sẽ không dám tấn công. Ngoài ra, lớp bùn cũng sẽ xua mùi cơ thể, nên hổ không phát hiện được.

Con hổ lớn này mò vào làng, thấy có trâu liền tiến đến ăn thịt. Khi con hổ còn cách ông Bét độ 5 mét, ông bóp cò. Viên đạn trúng đầu, gạ gục con hổ tại chỗ. Tuy nhiên, đó chỉ là con hổ lâu la, chứ không phải thần hổ xám.

Ngay năm sau, ông Đinh Văn Đa, cũng là người trong họ, đã bẫy được một con hổ lớn, dài tới 3 mét. Cả họ nghe tiếng hổ gầm vì mắc bẫy, đã kéo đến xả đạn, phóng lao, giết hổ tại chỗ.

Mọi người trong họ lại một lần nữa mừng hụt, vì con hổ này không bị chột mắt.

Ông Riệc, thợ săn lừng lẫy của họ Đinh cũng tiêu diệt cả chục con hổ, nhưng thần hổ xám khổng lồ vẫn lồng lộn khắp nơi, giết hại vô số người, trong đó, bi thương nhất chính là cái chết rúng động của thợ săn nổi tiếng Đinh Văn Riệc, bởi sự báo thù tàn khốc của thần hổ xám.


yahoo net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét