Một số chuyên gia cho rằng,
con người luôn nói dối vì cùng một lí do: sợ hãi. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi
khiến một người nào đó phải nói dối trong mỗi cảnh huống nhất định có
thể hoàn toàn khác nhau.
Khi một đứa trẻ còn nhỏ, theo lẽ tự nhiên, nó luôn nói sự thật. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đứa trẻ bắt đầu nói dối (một cách cố ý hoặc vô thức) khi phát hiện ra rằng, người khác sẽ không tin nó trong trường hợp nó nói sự thật hoặc nó sẽ bị khiển trách hay trừng phạt vì nói sự thật (đặc biệt nếu sự thật gây khó chịu cho bố/mẹ nó hoặc những người lớn khác).
Trong những tình huống này, việc nói dối có thể đóng vai trò như một nỗ lực nhằm chiếm được lòng tin hoặc tránh bị đổ lỗi hay trừng phạt. Lời nói dối có thể được thể hiện dưới dạng đứa trẻ, trong lúc sợ hãi, đã nói điều mà nó biết bố mẹ mình thực sự muốn nghe.
Tại sao lại như vậy? Câu trả lời là: Một đứa trẻ sinh ra đã được "lập trình về gen" để hành xử theo lẽ phải và luôn nói sự thật. Tuy nhiên, nếu không được tin tưởng, đứa trẻ khi đó phải "học" cách cải tiến các chiến lược, kể cả dối trá, để giành được lòng tin của người khác.
Việc đó có thể bắt đầu như một phản ứng có nhận thức lúc sợ hãi, nhưng nó có thể dần dần trở thành hành động vô thức và "tự động kích hoạt" khi đứa trẻ biết người khác "chờ đợi" cái gì.
Vào thời điểm một đứa trẻ bình thường bước vào tuổi thanh niên, nó sẽ sống trong một thế giới đầy những ảo tưởng về bản thân, những người khác và thế giới xung quanh nói chung.
Trong giai đoạn này, cái "tôi" dần định hình của nó thường sẽ nói dối một cách vô thức, chủ yếu để duy trì ảo tưởng về bản thân và những ảo tưởng bổ sung về người khác và thế giới. Đây cũng được coi là lí do tại sao hầu hết các chính trị gia lại nói dối.
Vậy tại sao đa phần mọi người vẫn tin vào những lời nói dối?
Theo các chuyên gia tâm lý học, mỗi đứa trẻ được sinh ra với khuynh hướng tin tưởng vào người lớn. Đây là một đặc điểm tiến hóa, vì sự sống sót thời thơ ấu của đứa trẻ phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc của người lớn.
Tuy nhiên, đứa trẻ cũng được trời phú cho khả năng phát triển một "máy đo sự thật" - chức năng trí não có liên quan đến sự giận dữ, có thể giúp chủ thể nhận diện những lời nói dối.
Đáng tiếc là, "máy đo sự thật", giống như các khả năng tiềm tàng khác, là một chức năng trí não tinh vi và dễ bị phá hủy. Và nếu đứa trẻ bị cha mẹ hoặc những người lớn có ảnh hưởng quan trọng với nó nói dối thường xuyên suốt thời thơ ấu, "máy đo sự thật" hoặc sẽ không phát triển hoặc sẽ bị suy yếu tới mức không còn khả năng nhận diện sự gian dối nữa.
Người bị nói dối thường xuyên sẽ phát triển tính cả tin, một đặc điểm rất dễ nhận biết trước những người có "máy đo sự thật" phát triển. Sự cả tin của người khác cũng trở nên mù mờ, khó phát hiện đối với những người không phát triển hoặc có "máy đo sự thật" suy yếu.
VietNamNet
Khi một đứa trẻ còn nhỏ, theo lẽ tự nhiên, nó luôn nói sự thật. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đứa trẻ bắt đầu nói dối (một cách cố ý hoặc vô thức) khi phát hiện ra rằng, người khác sẽ không tin nó trong trường hợp nó nói sự thật hoặc nó sẽ bị khiển trách hay trừng phạt vì nói sự thật (đặc biệt nếu sự thật gây khó chịu cho bố/mẹ nó hoặc những người lớn khác).
Trong những tình huống này, việc nói dối có thể đóng vai trò như một nỗ lực nhằm chiếm được lòng tin hoặc tránh bị đổ lỗi hay trừng phạt. Lời nói dối có thể được thể hiện dưới dạng đứa trẻ, trong lúc sợ hãi, đã nói điều mà nó biết bố mẹ mình thực sự muốn nghe.
Nói dối được coi là hành vi bắt nguồn từ sự sợ hãi của mỗi con người. Ảnh minh họa: Word Press |
Tại sao lại như vậy? Câu trả lời là: Một đứa trẻ sinh ra đã được "lập trình về gen" để hành xử theo lẽ phải và luôn nói sự thật. Tuy nhiên, nếu không được tin tưởng, đứa trẻ khi đó phải "học" cách cải tiến các chiến lược, kể cả dối trá, để giành được lòng tin của người khác.
Việc đó có thể bắt đầu như một phản ứng có nhận thức lúc sợ hãi, nhưng nó có thể dần dần trở thành hành động vô thức và "tự động kích hoạt" khi đứa trẻ biết người khác "chờ đợi" cái gì.
Vào thời điểm một đứa trẻ bình thường bước vào tuổi thanh niên, nó sẽ sống trong một thế giới đầy những ảo tưởng về bản thân, những người khác và thế giới xung quanh nói chung.
Trong giai đoạn này, cái "tôi" dần định hình của nó thường sẽ nói dối một cách vô thức, chủ yếu để duy trì ảo tưởng về bản thân và những ảo tưởng bổ sung về người khác và thế giới. Đây cũng được coi là lí do tại sao hầu hết các chính trị gia lại nói dối.
Vậy tại sao đa phần mọi người vẫn tin vào những lời nói dối?
Theo các chuyên gia tâm lý học, mỗi đứa trẻ được sinh ra với khuynh hướng tin tưởng vào người lớn. Đây là một đặc điểm tiến hóa, vì sự sống sót thời thơ ấu của đứa trẻ phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc của người lớn.
Tuy nhiên, đứa trẻ cũng được trời phú cho khả năng phát triển một "máy đo sự thật" - chức năng trí não có liên quan đến sự giận dữ, có thể giúp chủ thể nhận diện những lời nói dối.
Đáng tiếc là, "máy đo sự thật", giống như các khả năng tiềm tàng khác, là một chức năng trí não tinh vi và dễ bị phá hủy. Và nếu đứa trẻ bị cha mẹ hoặc những người lớn có ảnh hưởng quan trọng với nó nói dối thường xuyên suốt thời thơ ấu, "máy đo sự thật" hoặc sẽ không phát triển hoặc sẽ bị suy yếu tới mức không còn khả năng nhận diện sự gian dối nữa.
Người bị nói dối thường xuyên sẽ phát triển tính cả tin, một đặc điểm rất dễ nhận biết trước những người có "máy đo sự thật" phát triển. Sự cả tin của người khác cũng trở nên mù mờ, khó phát hiện đối với những người không phát triển hoặc có "máy đo sự thật" suy yếu.
Vậy chúng ta có thể làm gì với sự gian dối? Lời khuyên của một số
chuyên gia dành cho bạn là: hãy luôn can đảm nói sự thật, tin tưởng vào
trẻ em và không nên trừng phạt ai, kể cả những người như Edward Snowden -
nhân vật tiết lộ chương trình nghe lén bí mật của Washington đối với
công dân nước ngoài tại Mỹ, vì nói sự thật.
Cuối cùng, bạn nên nắm "nằm
lòng" đúc kết nổi tiếng này: "Bạn có thể trốn chạy sự thật. Bạn có thể
che đậy sự thật. Bạn có thể phủ nhận sự thật. Nhưng bạn không thể hủy
hoại sự thật".
VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét