Có động vật chỉ sống được vài năm hoặc vài tháng, vài tuần nhưng có những động vật tuổi thọ của chúng lên đến trăm năm.
Loài động vật có vú lớn nhất trên thế giới và cũng là loài sống rất lâu với tuổi thọ có thể lên đến 211 năm. Năm 2007, một con cá nhà táng đã bị chết do bị súng săn cá voi của con người bắn trúng. Con cá này sau đó được xác định là đã 130 tuổi.
Một trong những loài động vật cổ xưa nhất trên thế giới. Đây là loài vật có thể sống trên cạn lâu nhất trong những loài cá, chúng tự chôn mình dưới cát để tránh sự khô hạn.
Người ta thường gọi loài dế Weta khổng lồ này là loài 'bọ ma'. Sở dĩ loài vật này có thể sống lâu là do nó có thể tiết ra 1 loại protein bao bọc cơ thể và sống trong vỏ bọc đó một khoảng thời gian dài.
Loài sinh vật này giống như bọt biển, nó có thể sống tới hàng nghìn năm. Chính vì thế, các nhà khoa học trích nước từ cơ thể để nghiên cứu về lịch sử.
Trái ngược với tên gọi của mình, loài này không to như gấu và di chuyển không khó khăn như con gấu bình thường, nó nhỏ bé và bơi rất nhanh. Khả năng thích nghi đang kinh ngạc khi có thể sống ở nhiệt độ -273 độ C đã giúp gấu nước sống rất lâu.
Giun planarian có khả năng tái tạo cơ thể rất nhanh. Thậm chí, nếu bị cụt đầu, loài giun này cũng sẽ nhanh chóng mọc lại. Điều này có được là nhờ có khả năng tự tái tạo enzyme để tránh được tuổi tác.
Cá mập Đan Mạch có thể sống tới 200 năm và là loài cá mập sống lâu nhất. Đặc biệt loài cá này có vây rất độc và không thể được chế biến thành món súp bổ dưỡng.
Khó ai nghĩ rằng con nghêu có thể sống được hơn 500 năm. Các nhà khoa học khẳng định, nghêu có thể sống dưới nước sâu trong thời gian 150 năm.
Không phải ngẫu nhiên mà các 'cụ rùa' khổ sở vác trên mình bộ mai dày và nặng nề. Bởi lẽ nhờ vào sự che chở của bộ mai rùa, chúng có thể sống được hàng trăm năm.
Ban đầu, loài sên Đông Phi chỉ có kích cỡ như những con sên thông thường. Nhưng sau này, nó có thể to đến khoảng 8 inch. Các nhà khoa học vẫn phải đau đầu tìm hiểu nguyên nhân loài vật này sống quá dai cho dù môi trường sống có bị ô nhiễm hay người ta cố tình phun thuốc trừ sâu để diệt chúng.
Càng già đi thì tôm hùm càng to lên. Đến 100 tuổi, nó có thể có kích cỡ ngang bằng với chó nhà. Nhưng cũng chưa thể giải thích được vì sao tôm hùm gần như không thể chết trong vài trăm năm.
Loài vật này sống ký sinh bằng cách thu nhận ADN của vật chủ nó bám vào. Mỗi lần làm việc này, tuổi thọ của nó càng tăng lên và trở thành loài vật sống rất lâu.
Người ta còn gọi nó là loài sứa bất tử. Loài động vật có thể nói là bất tử theo đúng nghĩa đen. Thực tế, nó có già đi nhưng khi đạt đến tuổi cao nhất, nó lại trở lại thành con sứa con và tái tạo lại các tế bào cơ thể.
Theo VTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét