Đây là những vụ án để đời của làng giải trí thế giới vì vẫn chưa và có lẽ không bao giờ tìm được kẻ thủ phạm.
|
Hoa hậu nhí JonBenet Ramsey:
JonBenet Ramsey sinh ngày 6/8/1990 tại Atlanta, bang Georgia (Mỹ). Cô bé
là con gái của Jon Benet Ramsey, một doanh nghiệp thành đạt và bà vợ
thứ hai của ông, Patsy. Bà Patsy từng là hoa hậu bang Tây Virginia. Từ 5
tuổi, JonBenet đã được mẹ đưa đi cùng khi bà tham gia các cuộc thi hoa
hậu. Bà Patsy dạy con gái cách đi đứng, ăn nói và trình diễn trên sân
khấu giống như một thí sinh dự thi hoa hậu thực sự. |
|
Năm lên 6 tuổi, JonBenet tham gia nhiều cuộc thi
hoa hậu dành cho các bé gái và liên tiếp đạt danh hiệu Hoa hậu nhí bang
Colorado, Hoa hậu nhí toàn nước Mỹ. Với nụ cười bạc triệu, gương mặt
đẹp như thiên thần, JonBenet là niềm tự hào của gia đình Ramsey. |
|
Ngày 25/12/1996, bà Patsy nhận được mảnh giấy
của kẻ nào đó thông báo cô bé bị bắt cóc và đòi khoản tiền chuộc
118.000USD. Bà lập tức báo cảnh sát. 8g giờ sau khi thông báo với cảnh
sát về sự mất tích của con gái, ông John Ramsey đã phát hiện xác của
JonBenet trong tầng hầm ngôi nhà của gia đình ở Boulder, bang Colorado. |
|
Thi thể cô bé được tìm thấy trong tư thế bị cột
tay, miệng bị dán băng keo, siết cổ bằng dây thừng. Mới 6 tuổi, 4 tháng,
cô bé đã bị thủ phạm đánh đập rất dã man và bị xâm hại tình dục. |
|
Nhưng rồi, thời gian trôi qua đã gần 10 năm mà
hung thủ thực sự của vụ án vẫn chưa bị bắt khiến ông bà Ramsey vô cùng
tuyệt vọng. Tháng 6/2006, khi trong lòng vẫn mang nặng nỗi đau mất con
của 10 năm trước, bà Patsy đã trút hơi thở cuối cùng vì căn bệnh ung thư
vú. | |
|
2 tháng sau khi Patsy Ramsey qua đời, cảnh sát
đã tóm được kẻ tình nghi số một của vụ án. Cảnh sát Boulder đã lần theo
dấu vết nghi phạm này qua mạng Internet. Hắn đã dùng địa chỉ email
december251996@yahoo.com (25/12/1996 là ngày mà cô bé JonBenet bị sát
hại) để gửi thư điện tử cho Michael Tracey, giáo sư khoa báo chí Trường
Đại học Colorado. Có lần, trong email gửi cho giáo sư Tracey, hắn gọi
JonBenet là “tình yêu của tôi, lẽ sống của tôi”. Mark bị nhà chức trách
Thái Lan bắt giữ tại Bangkok vào ngày 16/8/2006. Hắn được chuyển giao
cho các mật vụ Mỹ và được đưa về Boulder để phục vụ cuộc điều tra. Ngày
27/8/2006, Mark Karr được các nhân viên điều tra áp giải từ Thái Lan về
Mỹ. Hắn được đối xử như một “ông Hoàng”: không bị còng tay, ngồi ở
khoang hạng sang trên máy bay Airbus của Thai Airwayss, được ăn thực đơn
tự chọn với tôm hùm nướng, uống rượu vang trắng Chardonnay của Pháp.
Thậm chí, trên máy bay, Mark Karr còn trò chuyện rất vui vẻ với hành
khách ngồi kế bên. Các nhà điều tra đã đối xử tử tế với Mark Karr như
vậy là vì họ mong muốn hắn hợp tác tích cực cho cuộc điều tra JonBenet. |
|
Trong khi đó, vợ cũ của Karr là Lara lại khẳng
định hắn đã ở cùng cô trong suốt dịp lễ Giáng sinh năm 1996, thời điểm
bé JonBenet bị sát hại. Do đó, hắn không thể là hung thủ của vụ án. Theo
Lara, Karr chỉ đơn giản là người bị ám ảnh bởi cuộc điều tra về cái
chết của hoa hậu nhí nên bỏ ra nhiều thời gian để nghiền ngẫm về vụ án
chứ không hề giết cô bé.
Ngày 28/7, các công tố viên Mỹ tuyên bố không đưa ra cáo buộc nào
đối với Mark Karr. Hắn bị giam ở Boulder đến ngày 12/9/1996 trước khi
được chuyển tới hạt Sonoma, bang California, để đối mặt với các cáo buộc
khiêu dâm trẻ em trong một vụ án khác. Những cáo buộc này sau đó cũng
bị thẩm phán California bãi bỏ vào ngày 5/10 và John được trả tự do ngay
lập tức. Năm 2010, John Mark Karr đã làm phẫu thuật chuyển đổi giới
tính và “hắn” hiện là một phụ nữ có tên Alexis Valoran Reich (phải) |
|
Những hình ảnh cuối cùng của Hoa hậu nhí |
|
Elizabeth Short và vụ án “Thược dược đen” (Black
Dahlina): Sáng ngày 15/1/1947, một phụ nữ đang dắt con gái 3 tuổi đi bộ
ở gần khu chung cư trung tâm Los Angeles bỗng gặp một vật giống hình
con ma nơ canh gãy bị một chủ cửa hàng quần áo nào đó vứt ra ven đường.
Thế nhưng khi tiến đến gần, người phụ nữ kinh hoàng bủn rủn chân tay khi
nhận thấy đó là xác một người phụ nữ trần truồng bị chặt làm đôi, trên
mặt bám đầy bùn đất. |
|
Ít phút sau khi được báo tin, cảnh sát đã có mặt
tại hiện trường. Khám nghiệm khu vực, cảnh sát nhận định đây chỉ là
hiện trường phụ của vụ án mạng. Nạn nhân đã bị giết ở 1 nơi khác, sau đó
hung thủ vứt xác nạn nhân tại đây. Tại khu vực này hoàn toàn không có
dấu máu nào, dưới thi thể còn có chút sương đọng lại. Chính vì vậy bộ
phận pháp y kết luận rằng xác nạn nhân đã bị vứt ở đây từ khoảng 2g
sáng, trước khi được phát hiện khoảng 4 tiếng đồng hồ. |
|
Người ta nhận thấy khuôn mặt nạn nhân đã bị biến
dạng. Bác sĩ pháp y ước chừng cô gái cao khoảng 1m70 và nặng khoảng 52
kg. Các bác sĩ pháp y xác định trước khi bị sát hại, cô gái đã bị đập
mạnh vào đầu gây xuất huyết bên trong và tử vong. |
|
Không có một mẩu giấy tờ nào để xác định cô gái
là ai, Cục điều tra Liên bang Mĩ (FBI) phải tra tàng thư, và khi đối
chiếu đến dấu vân tay thứ 104 lưu trữ trong hồ sơ, FBI nhận ra dấu vân
tay của nạn nhân trùng khớp với vân tay của diễn viên Elizabeth Short
(sinh ngày 29/7/1924). Cảnh sát xác định cuối năm 1944, Elizabeth Short
tình cờ quen thiếu tá quân đội và hai người đã dính tình yêu "sét đánh".
Không giấu nổi niềm hạnh phúc, cô viết thư về cho mẹ: "Con đã gặp
người đàn ông con kiếm tìm. Con đang chìm đắm, tận hưởng những tháng
ngày ngọt ngào do tình yêu mang lại. Anh ấy đã cầu hôn với con khiến con
hồi hộp và mong chờ đến ngày được làm vợ". Nhưng khi Elizabeth
Short đang chuẩn bị mọi thứ cho tiệc cưới thì cô nhận được tin dữ: Chồng
chưa cưới của cô thiệt mạng trong một tai nạn máy bay trên đường về nhà
từ Ấn Độ. |
|
Để điều tra nguyên nhân vụ án này, 40 nhân viên
cảnh sát được huy động đi khắp các khu phố, các ngôi nhà xung quanh hiện
trường tìm kiếm manh mối và chứng cứ. Các rãnh nước, tiệm giặt là đều
được xới tung mong tìm được quần áo của cô gái xấu số, tuy nhiên không
thu được kết quả nào. Cảnh sát tìm được hơn 29 "nhân tình" của cô nàng
lẳng lơ để xét hỏi song những người này đều có chứng cứ ngoại phạm. Hàng
trăm cảnh sát cũng phải làm việc nhiều tháng trời, gặp gỡ hàng ngàn
người từng quen biết nạn nhân nhưng đều không thấy manh mối gì. |
|
Khi vụ án tưởng đã bế tắc, thì cảnh sát bỗng lần
ra được một đối tượng có tên Arnols Smith có thể là thủ phạm đã giết
nạn nhân. Có người đã nhìn thấy đối tượng này tay trong tay với nạn nhân
1 vài ngày trước khi phát hiện ra xác chết. Tra cứu hồ sơ, cảnh sát
nhận thấy Arnols Smith còn có tên gọi khác Jack Anderson Wilson là một
đối tượng có tiền sử nghiện rượu, nghiện tình dục bạo hành. Khi bị cảnh
sát phỏng vấn, Arnols quanh co chối tội. Vài ngày sau khi được gọi lên
cơ quan điều tra, khi cảnh sát đang mở rộng vụ án tập trung điều tra vào
đối tượng này thì kẻ tình nghi số 1 lại bị chết cháy trong một vụ hỏa
hoạn. Vụ án khép lại và việc ai giết Elizabeth Short đến nay vẫn là một
ẩn số với FBI. |
|
Elizabeth đã trở thành nguyên mẫu cho rất nhiều cuốn sách bán chạy,
trong đó nổi tiếng nhất là cuốn “Thược dược đen” (The Black Dahlia) của
nhà văn James Ellroy |
|
|
Vụ ám sát John Lennon vào tối ngày 8/12/1980 là
một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của năm 1980 và là một trong
những vụ ám sát nổi tiếng nhất thế giới. Thủ phạm Mark Chapman hiện vẫn
đang thụ án và đã bị từ chối mãn hạn tù 6 lần từ tòa án New York (lần
gần nhất vào tháng 8/2012). John Lennon bị ám sát trên đường về nhà
riêng tại tòa nhà The Dakota, Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Yoko
Ono đứng ngay cạnh chồng khi John bị bắn. Cả 2 đều vừa từ phòng thu âm
Record Plant Studio sau buổi ghi bài hát "Walking on Thin Ice". John qua
đời tại Bệnh viện St. Luke's-Roosevelt khi báo cáo ghi "sốc do mất 80%
lượng máu". |
|
Đám tang của John Lennon được tổ chức ngày
10/12/1980 và Ono quyết định giữ tro của anh thay vì chôn cất. Cái chết
của John Lennon là cái chết của một nghệ sĩ thu hút được nhiều sự quan
tâm nhất của thế giới từ trước tới nay, một phần là vì John là một trong
những người sáng lập nhóm nhạc Beatles lừng danh. Sau khi thực hiện vụ
ám sát và bị bắt, Chapman đã khai tất cả những âm mưu và kế hoạch ám sát
John Lennon cho cảnh sát và các thẩm phán. |
|
Chapman khai rằng hắn muốn giết John Lennon để được nổi tiếng. Trước mắt
hắn, John Lennon là một thần tượng, một người thành công, một người
được cả thế giới trọng vọng và ngưỡng mộ, còn hắn ta không có gì là nổi
bật. Dù Chapman đã tự thú mọi hành vi và kế hoạch trước tòa, và cũng
chính vì lý do đó mà Yoko Ono không cho phóng thích hắn cho tới tận ngày
nay, tuy nhiên lại có vài giả thuyết khác về động cơ gây án của Mark
Chapman. Cảnh sát đã quá nhanh chóng và dễ dàng bắt đuợc hung thủ. Hai
ngay trước khi xảy ra sự kiện này, Chapman đến New York ở nhà của hội
nam thanh niên cơ đốc giáo cách nơi ở Lennon 9 khu phố. Trước và sau khi
cảnh sát hỏi cung, hung thủ vẫn không khai ra động cơ giết Lennon. Thời
điểm đó, người ta tin rằng chính quyền đã bưng bít thủ phạm thực sự và
một động cơ liên quan vấn đề chính trị. |
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét