Photobucket
Photobucket

Photobucket Photobucket Photobucket My Pictures

QUICK COMMENT

PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Ly kỳ những lời đồn rùng rợn về việc trấn yểm bằng oan hồn trinh nữ

 Những lời đồn rùng rợn về việc trấn yểm bằng gái đồng trinh, đầu chó hay một số vật nào đó xung quanh các ngôi nhà cổ, mộ của người dân địa phương được truyền tai nhau bằng những câu chuyện ly kỳ.

Trấn yểm bằng oan hồn trinh nữ

Lời đồn ở khu mộ cổ Đống Thếch tại Hòa Bình là khu địa linh chôn cất thân nhân, xác của các dòng họ nằm ở hàng "danh gia vọng tộc" Đinh Công xứ Mường. Khi tiến hành mai táng, những quan lang đã cho người sử dụng trinh nữ để yểm bùa và tẩm thuốc độc khiến những kẻ trộm mộ phải chịu sự trừng phạt đau đớn.

Trước khi chôn, các cô gái được tắm rửa sạch sẽ, ăn của ngon vật lạ và ngậm sâm khi chôn. Sau này khi khai quật mộ, người ta phát hiện ra rất nhiều hình nộm người mà theo truyền thuyết, các hình nộm này đều được yểm bùa, ngâm trong thuốc độc, ai chạm vào, chất độc sẽ ngấm vào người cho đến chết.


Phununews.vn

Khu mộ cổ Đống Thếch.

Những câu chuyện truyền tai rùng rợn đó còn chưa rõ thực hư. Tuy vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng khu mộ cổ Đống Thếch mang giá trị văn hóa, khảo cổ lớn lao cho các nhà nghiên cứu văn hóa Mường.

Nhiều người dân xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội kể, dưới chân ngôi miếu nằm trên bốn tảng đá trắng ở đỉnh núi Bạch Tuyết có đến hàng tấn vàng bạc châu báu được chứa đầy trong một cái hầm đá rộng bằng gian nhà. Kho báu đó do người Tàu để lại từ hàng ngàn năm trước nhưng không ai có thể đột nhập để lấy đi bất cứ cái gì vì nó đã được yểm bùa bằng “linh hồn trinh nữ”.

Trong quá trình xây dựng, chúng cho người đi lùng bắt một thiếu nữ tuổi 13 còn trinh trắng, xinh đẹp tuyệt trần về nuôi dưỡng suốt nhiều ngày. Bữa nào cô cũng được ăn sơn hào hải vị, tắm gội bằng nước thơm cho thân thể sạch sẽ, tinh khiết. Đến khi căn hầm được xây xong, bọn chúng đem chôn sống thiếu nữ đồng trinh kia ngay nơi cửa hầm cùng với một con rùa để làm “thần giữ của”.

Từ đó, có nhiều câu chuyện thần thánh được người dân ở đây truyền tai nhau xung quanh “kho báu đồng trinh” kỳ bí. Rằng, có mấy người bạo gan, hám của, thuê thợ thuyền đào bới, truy tìm kho báu dưới chân miếu thiêng, lúc đào thấy một con rùa đang nằm với hàng tấn vàng bạc chói lóa, sáng lòa dưới hố, khi mang lên toàn bùn đen, đất đỏ.

Tuy nhiên theo lời Trưởng Ban kiến thiết thôn Ninh Thượng cho biết, những câu chuyện ly kỳ đó chỉ là tin đồn. Thanh niên thôn Cát Bàng xưa có đào xem thực hư “kho báu đồng trinh” thế nào, nhưng chỉ thấy toàn đất đá. Và người dân trong vùng kể lại, chưa có ai có kết cục bi thảm như lời đồn thổi.

Dùng trâu trắng, gỗ thần để yểm bùa

Ngày trước, cả mấy trăm hộ ở xứ Mường Rụng vẫn dùng nguồn nước chảy từ chân núi Đống Thả. Người ta gọi đó là con mương Khèn. Con mương này đã được dẫn đi khắp các cánh đồng. Mặc dù những năm hạn hán, khắp các vùng xung quanh đều không có nước dùng nhưng ở thung lũng này vẫn còn nước tưới cho khắp các khóm lúa.

Biết được điều đó, dòng họ Quách Ngọc tiến hành âm mưu bá nghiệp xứ Mường Rụng với nhiều thủ đoạn hiểm ác. Họ tìm cách chơi xấu cực thịnh của dòng họ Quách Công bằng cách phá thế “hình nhân rồng”. Kẻ nội gián đã thuyết phục nhà lang Quách Công cần đào một cái mương để đưa nước đến cánh đồng đang khô cạn.

 Vì thương dân tình, lại không am hiểu về phong thủy, nhà lang đã không nghe lời khuyên can của các cụ già làng. Lang Mường huy động dân làng đào con mương dẫn nước về bản. Âm mưu phá “hình chân rồng” đã thành công. Hai con mương khác nhau chum đầu lại và đuôi tỏa chi chít. Từ thế rồng bay biến thành hình cái chân gà.

Khi đã phá xong thế đất hình rồng, dòng Quách Ngọc lại tìm cách trấn yểm. Họ thấy ở giữa con mương có một ngụn nước quanh năm trong vắt. Nguồn nước này mát rượi, mùi thơm là lạ. Dân làng uống nước này ít khi bị ốm vặt. Nước dồi dào đến nỗi tỏa đi tưới cho các cánh đồng lúa quanh năm mà không cạn. Dòng Quách Công quyết yểm bùa trấn con Mương Khè.

Họ Quách Ngọc dùng con trâu trắng làm bùa. Trong văn hóa Mường, con trâu trắng là biểu tượng cho sự huyền bí, của những điều không may mắn. Mỗi khi người dân gặp chuyện quái gở họ thịt trâu trắng để trừ tà. Khi dòng họ có những chuyện không hay như có nhiều người chửa hoang, hay dòng họ có nhiều người chết trẻ, hay điều gở, bất thường là cả họ lại phải thịt trâu trắng để giải hạn.

Ngày ấy, ở Lang Rụng có một cái giếng bên cạnh tảng đá to phẳng đã bạc màu bên miệng. Tại cái giếng này, ai cũng thấy có khắc hình con phượng. Trước đây, đó chỉ là ngụn nước nhưng khi được yểm bùa thì nó mang cái tên là “giếng độc”. Dòng họ Quách Ngọc đã bí mật mời thầy cúng giỏi đến để làm lễ yểm bùa vào giếng bằng việc thịt con trâu trắng.

 Họ thả hết toàn bộ số thịt đó vào giếng nước với mưu đồ làm cho linh khí của nguồn nước tinh khiết biến mất. Ngày ấy, người ta quan niệm rằng, thịt con trâu trắng sẽ làm cho giếng nước mất thiêng.

Chôn đầu chó để yểm bùa

Sự việc mộ của bà mẹ Liệt sĩ Nguyễn Thị Trác (thọ 94 tuổi) đã xảy ra vào năm 2012 đã gây sự kinh ngạc, lo lắng của người dân xã Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên.

Ngày 17/4/2012, tức là tròn 15 ngày kể từ ngày cụ Trác được chôn cất tại nghĩa trang thôn, bà Lưu Thị Khiển (68 tuổi) và con trai là Lê Văn Hậu (30 tuổi) đang làm đồng ở gần nghĩa trang thì nhìn thấy ông Đỗ Văn Huấn, người cùng làng (sinh năm 1963) chôn một số thứ xuống khu vực mộ cụ Nguyễn Thị Trác.

Khi được biết tin, bà Phấn cùng anh em, con cháu đã mời Công an huyện Văn Giang tới xem xét và kiểm tra. Sau khi xem xét, các cán bộ công an huyện đã đào một khoảng đất ở dưới chiếc vòng hoa. Đến độ sâu khoảng 40cm thì phát hiện 1 đầu chó còn nguyên lông màu vàng sẫm, trong miệng chó ngậm 1 tờ giấy được viết chữ Nho, 3 nắm nhang, 1 nắm muối trộn gạo, 9 tờ tiền âm phủ, 3 quả trứng, 3 chiếc đinh.

Theo lời bà Trần Thị Phấn, những chữ trong giấy được người nhà bà mang đi dịch có nghĩa là “Ngọc Hoàng lệnh hãm ngục hình quỷ”. Do đó, bà cho rằng, mộ của mẹ bà đã bị yểm bùa.

Liên quan tới lá bùa này, nhà nghiên cứu Bùi Quốc Hùng, thuộc Trung tâm nghiên cứu Lý học Phương Đông cho biết: Loại bùa này đã được nhắc tới trong cuốn sách “Tam giáo chính tông - Truyền độ chư phù chú bí quyết”. "Đây là tài liệu của các Pháp sư, Phù thủy miền Bắc có nguồn gốc từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định.

Bùa này thuộc ngành Lỗ Ban Sát. Xin được nói thêm, Lỗ Ban Sát là một trong 3 tông phái của Lỗ Ban Phái - Môn phái có xuất xứ từ Trung Hoa, được một người thợ mộc rất giỏi về các loại bùa chú chữa bệnh, trừ tà, … sáng lập. Khi du nhập vào Việt Nam, Lỗ Ban Phái “theo chân” các Thầy bùa, Phù thủy Bắc Bộ trong các nghi lễ yểm sát, trừ bệnh.

 Nhà nghiên cứu này cho rằng, người tạo ra loại bùa chú được yểm dưới mộ cụ Trác chỉ là học mót hoặc chưa hề được học về bùa chú. Hay nói cách khác, tác dụng duy nhất mà nó làm được là gây nên sự hoang mang, sợ hãi cho những người trong gia đình người đã khuất.

Nhà nghiên cứu Bùi Quốc Hùng nói thêm, theo quan niệm dân gian, dù bùa chú có phát huy được tác dụng hay không, nếu ai đó có ý định làm bùa chú hại người thì gia đình, con cái, họ hàng của người làm bùa cũng phải chịu những hậu quả thảm khốc.

Nếu cho rằng một hình nhân, một cục đá, hay những thứ vô tri nào đó có thể “yểm bùa” hay “phá bùa yểm” bên trong, do một số “đạo sĩ” hay “pháp sư” tinh thông pháp thuật làm ra có thể đẩy một cộng đồng người nào đó vào thế suy vi, lụn bại hay hưng thịnh, phú cường, thì giải thích ra sao về sự chênh lệch giàu nghèo. Ta nên tin vào tri thức khoa học thực tiễn, vào năng lực lao động và sáng tạo trong cuộc sống hiện tại.
 PhunuNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét