Photobucket
Photobucket

Photobucket Photobucket Photobucket My Pictures

QUICK COMMENT

PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Cung điện nguy nga bỏ hoang trên dãy Himalaya

Bên cạnh cung điện Potala ở Tây Tạng, trên dãy Himalaya còn có rất nhiều công trình nguy nga không kém và một trong số đó là Leh Palace.

Thuộc một phần dãy núi Himalaya, thành phố Leh (nay thuộc bang Jammu và Kashmir) từng là trung tâm của vương triều Sengge cho đến khi họ bị tan vỡ và biến mất năm 1834. Một trong những toà kiến trúc nằm ở nơi cao nhất trên thế giới Le Palace cũng bị bỏ hoang từ đó. Ngày nay người ta thường nhắc đến vùng đất này như một tiểu Tây Tạng.



Hình đồ họa vị trí của cung điện Leh tại miền bắc Ấn Độ.

Trong những năm đầu của thế kỷ 17, nhà vua của Ladakh là Sengge Namgyal đã cho xây dựng một cung điện lớn. Thoạt tiên bạn sẽ thấy công trình có nét gần giống cung điện Potala ở Tây Tạng - nơi đức Dalai Lama sống cho đến năm 1959. Tuy kích thước không to bằng cung điện ở Tây Tạng nhưng Leh Palace vẫn khá lớn khi mang ra so sánh với các công trình trong vùng.

Với 9 tầng, nơi cao nhất của tòa cung điện là khu vực dành riêng cho gia đình hoàng gia Namgyal và những người đến chầu. Các tầng dưới được sử dụng để trữ đồ đạc, thức ăn và phòng sinh hoạt cho người, ngựa của quân đội.

Mặc dù hầu hết cung điện đã bị bỏ hoang nhưng vài chỗ vẫn được sử dụng làm văn phòng cho Cơ quan khảo cổ học Ấn Độ - Archaeological survey of india (ASI). Nhiều người vẫn hy vọng việc này sẽ giúp cả công trình được khôi phục hoặc chí ít là giữ lại kiến trúc nguyên bản. Hiện tại chỉ có khu tầng 4 được trưng dụng và tôn tạo cùng với ngôi đền Dukhar, nơi thờ vị thần Tara ngay gần đó.

Cơ quan ASI xem cung điện là một trong những toà kiến trúc quan trọng nhất trong các kế hoạch bảo tồn của họ. Công trình giúp cho các nhà khảo cổ và nghiên cứu hiểu thêm về công nghệ, phương pháp xây dựng của những bộ tộc trên dãy Himalaya. Bên cạnh đó là là những thông tin hết sức hữu ích về lịch sử và văn hoá của Ladakh.

Nhiều phần của cung điện đang dần bị hư hại theo thời gian. Việc trùng tu là nhiệm vụ tốn nhiều năm, tiền bạc cộng thêm những hình vẽ nguệch ngoạc của các du khách làm những nhà khảo cổ thêm đau đầu.

Bên trong, những kiến trúc đặc trưng như hàng lang hẹp, phòng nhỏ, trần thấp kéo dài từng dãy. 200 năm bị bỏ hoang khiến cho những đồ đạc quý giá trong cung điện đã bị lấy mất chỉ còn trơ lại phần khung. Thật khó để có thể tưởng tượng đây từng là nơi an vị của một vị đế vương quyền lực trong hàng trăm năm.



Bên trong cung điện nay đã không còn những đồ nội thất do đã bị lấy đi vì bị bỏ hoang quá lâu. Ảnh: Friars Balsam/Flickr.

Hiện tại khi đến thăm cung điện du khách cần một chút tưởng tượng để có thể hình dung về ngày xưa. Vẻ bề ngoài của cung điện hiện tại vẫn khiến nhiều du khách phải trầm trồ vì vị trí toạ lạc lý tưởng của nó.


Ngay cả trước khi có cung điện, ngay trên phần đất hiện tại đã có những pháo đài toạ lạc cho thấy đây là một nơi trọng yếu. Từ cung điện Leh, du khách có thể phóng tầm mắt ra xung quanh với những dãy núi trùng điệp và hành ngàn nóc nhà bên dưới. Khu phố cổ Leh là một ví dụ điển hình cho kiến trúc và phong cách đô thị Tây Tạng - Himalaya.

Có rất nhiều ngôi nhà được làm từ bùn và thân gỗ bên trong thành cổ 400 năm tuổi. Phong cách sống từ ngàn xưa cũng đã có những thay đổi nhưng lối ăn mặc, đeo vòng cổ vẫn còn được lưu lại.


Mặc dù nằm trong danh sách 7 kỳ quan của Ấn Độ, cung điện Leh vẫn có khá ít các du khách đến thăm, chỉ khoảng 70.000 lượt mỗi năm và chủ yếu là người Ấn Độ. Ngoài ra những du khách nước ngoài đa phần là người thích phiêu lưu.



Quán café nhỏ ngay dưới chân thị trấn Leh. Ảnh: Matt Werner.

Những ai yêu thích lịch sử và những công trình cổ kính thường rất thích thú khi lần đầu tiên đến Leh palace. Không khí thiêng liêng, pha chút cũ kỹ bụi bặm của thời gian bao trùm. Khác với những điểm đến đầy du khách, Leh Palace là kho báu ít người biết và xứng đáng là một trong nhiều công trình kỳ vĩ của Ấn Độ cũng như của các dân tộc dưới chân dãy Himalaya huyền thoại.

Theo Vnxpress   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét