Đã có nhiều người đến hỏi, xin thuê lại căn nhà độc để kinh doanh cà phê nhưng chủ nhân của nó cương quyết từ chối.
Ngôi nhà kỳ dị này nằm trên đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Chủ nhân của nó là ông Đinh Công Đoàn (sinh năm 1947). Điều đặc biệt của căn nhà là phía trước được bao phủ cây xanh từ tầng 2 xuống.
Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng hàng ngày ông vẫn dành thời gian để chăm bón, tưới cho cây. Ông khá bất ngờ khi “tác phẩm” của ông lại được mọi người để ý đến, trở thành “nổi tiếng”.
“Tôi trồng cho vui, để chơi cho mát nhà, tạo không gian xanh chứ không vì muốn nổi tiếng. Thời gian chăm sóc không mất quá nhiều, để mọc tự nhiên dài đến đâu tôi làm giàn leo đến đấy”, chủ nhân của căn nhà này thật thà chia sẻ.
Ông cho biết, loại cây này là Cúc tần Ấn Độ. Khoảng 4 năm trước, ông nhờ một người bạn mua ngoài chợ với giá 40 nghìn đồng. “Lúc đó thân cây nhỏ xíu có chiều cao khoảng gần 1 mét. Giờ thân cây to lắm, leo đến tầng 2 rồi rủ xuống đất”.
Vì thấy căn nhà đặc biệt, nhiều người qua đường tò mò vào xem hỏi thăm cách trồng, có người đến “gạ” mua hay thuê lại để làm quán cà phê, kinh doanh với giá khá cao nhưng ông một mực từ chối vì “đó là cây gắn bó bao nhiêu năm, đối với tôi là vô giá” – ông Đoàn khẳng định.
Với chiều dài 3,6 mét mặt đường, chiều cao từ tầng 1 đến tầng 2 khoảng 70 mét, cây Cúc tần Ấn Độ bao trùm toàn bộ không gian trước nhà tạo màu xanh trải dài khá độc đáo. Vì trước là thợ hàn nên việc làm giàn sắt, cổng tre thiết kế cây leo không có gì khó đối với chủ nhân của ngôi nhà này.
Chiếc cổng tre được bao bọc kín cây leo dẫn vào bên trong ngôi nhà.
“Cây quanh năm cứ xanh tốt như vậy, không cần chăm sóc quá nhiều, thỉnh thoảng bón phân, tưới nước. Tuần một lần, cây rủ xuống đất dài quá thì tôi tỉa bớt đi cho gọn”, ông Đoàn cho biết.
Trước thắc mắc về ngôi nhà um tùm này khiến không gian bí hay có nhiều côn trùng, muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe, người chủ nhân này tươi cười nói: “Tôi không thấy thế. Để tránh muỗi thì hai tuần 1 lần tôi đốt bồ kết, vỏ bưởi khô”. theo 247.com
Gặp ông Chín Chạy (Ngô Ngọc Chạy, SN 1955, ngụ khu phố 5, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre), sẽ khó có ai tin là người đàn ông này đã từng mắc ung thư giai đoạn cuối và nhiều chứng bệnh nan y khác. Bởi ông khá phương phi, mạnh khỏe. Chỉ khi ông đưa ra bệnh án của Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM - nơi đã đưa ra nhận định ông chỉ sống được tối đa 7 ngày sau khi xuất viện (vào ngày 24.4.2013), nhiều người mới giật mình.
Ông Chín Chạy cùng lúc bị ung thư gan di căn, ung thư phúc mạc, loét dạ dày tá tràng, bướu tuyến ống dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản F1, nhiễm HP. Cười khà khà, ông Chín Chạy kể: “Đầu năm 2013, tui đang mạnh khỏe đột nhiên bị đau bụng dữ dội, bụng căng cứng. Đến bác sĩ tư ở thị trấn khám, ổng nói tui bị trướng hơi, không có gì phải lo và cho thuốc uống. Nhưng tui uống thuốc 1 tuần không hết, vợ tui đành phải đưa tui đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam), rồi lại chuyển qua Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (TP. Bến Tre) khám bệnh”.
Tại cả 2 bệnh viện, các bác sĩ thăm khám cho ông Chín xong là cho về, không nói gì cả, nên ông Chín không biết là mình bị bệnh gì. Ông chỉ thấy vợ ông mặt mày buồn hiu, nhưng cũng không nói cho ông biết bác sĩ đã nói gì với bà.
Đi bệnh viện về, những cơn đau bụng của ông Chín ngày càng trầm trọng. Bụng ông ngày càng to ra. Lúc đó, một người cháu của ông Chín là bác sĩ đang công tác ở TP.HCM, nghe chuyện nên yêu cầu gia đình phải đưa ông lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM khám, chữa bệnh ngay. Sau khi nhập Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Chín Chạy được cho làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp… Nhưng các bác sĩ cũng không nói ông bị bệnh gì. Chỉ biết, 12 ngày sau họ cho ông Chín xuất viện.
Ông Chín kể: “Tui thấy vợ tui buồn lắm, nhưng hỏi bả là tui bị bệnh gì thì bả không nói. Lúc nằm trên xe cứu thương từ TP. HCM về Bến Tre, tui mới kêu vợ đưa cho xem giấy ra viện và tá hỏa khi thấy mình bị ung thư gan thời kỳ cuối. Hèn chi bác sĩ cho về. Lúc này vợ tui mới cho biết, đứa cháu làm bác sĩ của tui sau khi xem bệnh án, đã nói tui còn sống tối đa... 7 ngày”.
Về đến nhà, ông Chín Chạy hoàn toàn gục ngã, sức khỏe rất yếu, đi đứng không vững, những cơn đau hành hạ suốt ngày đêm. “Vòng bụng của tui lúc bình thường đo 96cm, khi từ bệnh viện về nó lên đến 114cm. Mỗi ngày tui ăn không được 1 muỗng cơm, chỉ uống nước đường với đá lạnh cầm cự”, ông Chín kể. Khi đó, gia đình ông Chín Chạy đã chuẩn bị sẵn sàng hậu sự cho ông: Vị trí đất chôn cất đã chọn, chiếc quan tài 12 triệu đồng đã được đặt làm, bức ảnh thờ khổ lớn đã làm xong, những món đồ liên quan đến tang lễ đã được vợ ông lo sắm sẵn. Bà con lối xóm hay tin ông Chín khó bề qua khỏi, nên cũng kéo đến nhà thăm viếng nườm nượp…
Chiến thắng “thần chết” một cách ngoạn mục
Anh Cao Văn Kiên (một người hàng xóm của ông Chín) nói: “Hồi đó tui cứ tưởng ông Chín không qua khỏi. Nhưng thấy ổng dùng cóc mà bệnh tình thuyên giảm nên tui tình nguyện đi mua cóc về cho ổng làm thuốc. Có những lúc tui phải chạy xe gắn máy qua tận huyện Bình Đại mua cóc với giá 130.000 – 150.000/kg”.
Trong lúc nằm chờ chết, ông Chín Chạy chợt nhớ ông có sưu tầm được bài thuốc nói có thể hết bệnh ung thư nhờ uống con cóc. Ông Chín nói: “Lúc đó tui nghĩ, trước sau gì cũng chết, nên tui nói với người thân cứ thử tìm con cóc làm thuốc như người ta chỉ, uống xem sao. Đàng nào tui cũng chết, biết đâu phước chủ may thầy lại hết bệnh”.
Chiều ý ông, người nhà chạy khắp nơi tìm mua cóc. Hai ngày đầu tiên, mỗi ngày ông Chín nuốt 6 cái mật cóc sống, đến ngày thứ 3 thì nuốt 9 cái mật cóc. Sau đó ông Chín dặn người nhà mổ bụng con cóc bỏ ruột, bao tử, trứng - những thứ được cho là có chứa chất độc. Còn da, thịt, xương và các phần nội tạng còn lại của con cóc được bó vào nồi đất nướng thành than, sau đó dùng cối xay tiêu xay nhuyễn, bỏ vào bình cho ông dùng hàng ngày. “Lúc đó tui dùng mỗi ngày 9 con cóc. Điều kỳ lạ là qua ngày thứ 8, tui vẫn còn sống chứ không chết! Tui nghĩ chắc là có công hiệu, nên tiếp tục uống”, ông Chín nhớ lại.
Nhờ dùng cóc mà những cơn đau nhức trong bụng của ông Chín lui dần
Uống gần 3 tháng thì những cơn đau nhức trong bụng của ông Chín lui dần, nhưng cái bụng vẫn không xẹp xuống. Tình cờ một người bạn của vợ ông Chín đang sống bên Mỹ nghe chuyện bệnh tình của ông, liền gọi điện thoại về chỉ cách: Lấy lá đu đủ vàng đã rụng xuống đất, phơi khô. Sao vàng nấu nước theo công thức: Mỗi ngày 6 lá đu đủ và 2 muỗng canh gốc sả, bỏ vào 2 lít nước nấu sôi, để nguội uống, bụng sẽ xẹp.
Ông Chín Chạy làm theo hướng dẫn. Sau 3 ngày uống nước lá đu đủ, gốc sả, chất độc trong người ông Chín bắt đầu xổ ra ngoài. “Lúc xổ độc, nước tiểu của tui lợn cợn, đen ngòm như cơm bị cháy nồi. Uống bột cóc và nước lá đu đủ, gốc sả được 1 tuần lễ, bụng tui xẹp xuống được 10cm. Sau khi uống 3 tuần lễ, bụng tui xẹp thêm 10cm nữa.
Tính ra tui uống thêm 2 tháng thì vòng bụng từ 114cm xẹp xuống còn 76cm, trong người không còn đau nhức. Như vậy tui uống bột cóc với nước lá đu đủ, gốc sả trong vòng 3 tháng thì hoàn toàn hết đau nhức, xẹp bụng, ăn ngủ, đi đứng được như lúc bình thường. Điều đặc biệt là từ lúc bị bệnh cho đến lúc hết bệnh, tui không hề uống 1 viên thuốc Tây nào, vì bác sĩ Tây y đã cho về nhà chờ chết rồi, trị gì nữa”, ông Chín Chạy kể.
Sau 3 tháng uống bột cóc với nước lá đu đủ, gốc sả thì ông Chín hoàn toàn hết đau nhức, xẹp bụng, ăn ngủ, đi đứng được như lúc bình thường
Sau khi sức khỏe bình thường, ông Chín Chạy quay trở lại Bệnh viện Chợ Rẫy. Vị bác sĩ từng khám cho ông hết hồn, hỏi ông vì sao thoát được cái chết và khỏe lại? Ông Chín Chạy đã kể lại toàn bộ chuyện mình uống bột cóc, nước lá đu đủ, gốc sả cho vị bác sĩ này nghe. Sau đó ông Chín Chạy đã nhiều lần đến các bệnh viện để xét nghiệm, khám lại bệnh, các bác sĩ cho biết cơ thể của ông đã trở lại bình thường. Ông đã khỏi bệnh.
Gần đây nhất, ngày 16.8, ông Chín Chạy đến một cơ sở y tế ở Bến Tre siêu âm tổng quát. Kết quả cho thấy các cơ quan nội tạng của ông Chín như gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, động mạch chủ bụng và cơ quan khác đều không có gì bất thường. Ông Chín nói: “Sau này tui mới biết, con cóc uống vào có tác dụng hết đau nhức và có hoạt chất diệt các mầm bệnh trong cơ thể, kể cả tế bào ung thư. Còn nước lá đu đủ và gốc sả có tác dụng xổ độc ra ngoài. Hiện nay hàng ngày tui vẫn uống 2 lít nước lá đu đủ và gốc sả cùng 1-2 con cóc. Tính chung trong suốt thời gian trị bệnh, tui đã uống hết gần 4.000 con cóc”.
Theo ông Chín Chạy, việc ông chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác và nhiều căn bệnh khác, ngoài bài thuốc con cóc, nước lá đu đủ vả gốc sả có hiệu nghiệm, còn có sự kiên trì. Ông Chín chia sẻ: “Vì mạng sống nên phải uống thuốc liên tục, không được bỏ ngày nào. Sau khi chuyện tui hết bệnh ung thư được người dân truyền tai, tui đã chỉ dẫn cho hơn 100 người sử dụng, nhưng thành công chỉ khoảng 50%. Những người không qua khỏi, hỏi kỹ lại thì người nhà cho biết họ ngày uống, ngày không uống, nên thuốc không công hiệu. Và cũng tùy cơ địa, cơ duyên”.
Bao nhiêu nét tươi tắn, đáng yêu ngay lập tức bay biến hết. Nhìn em khi ấy vừa xấu vừa… dữ, chả trách sao con cái đều sợ, chỉ muốn lảng xa ra cho lành!
Vài năm gần đây, anh biết vợ rất quan tâm giữ gìn nhan sắc. Em bảo,đàn bà vượt qua ngưỡng 30 là bắt đầu “tàn” rồi; không lo duy trì, bảo dưỡng thì xuống nhanh lắm. Nghe cũng hợp lý thôi, vợ làm đẹp thì đâu phải chỉ cho riêng mình, mà cả chồng con cũng được “hưởng” lây kia mà.
Cái bàn phấn trong phòng ngủ xuất hiện lủ khủ kem trắng da, chống nhăn quầng mắt, giữ ẩm, dưỡng toàn thân, tay chân… đủ cả. Mỗi tối trước khi đi ngủ, vợ ngồi bôi bôi trét trét theo từng công đoạn, tất nhiên là có tốn chút thời gian và tâm trí. Những lúc ấy, hai đứa con mình cũng còn loay hoay chưa ngủ, đùa giỡn nghịch phá ồn ào bên cạnh, có khi làm đổ cả chai sữa, lọ kem của mẹ. Và ôi thôi, ngay lập tức bão đổ xuống nhà!
Em gào toáng lên là sao mình khổ thế, muốn ngồi yên chăm sóc bản thân một chút mà cũng không được. Con với cái, toàn là mấy cục... nợ đời. Số tôi thật là vô phước. Lời lẽ của vợ rất khó nghe, thêm nét mặt vừa nhăn nhó vì tức giận, lại cáu bẳn, giọng nói vừa to vừa hằn học... Đã “lên cơn” thì đương nhiên mặt mũi cũng thật khó coi, bao nhiêu nét tươi tắn, đáng yêu ngay lập tức bay biến hết. Nhìn em khi ấy vừa xấu vừa… dữ, chả trách sao con cái đều sợ, chỉ muốn lảng xa ra cho lành!
Mà số lần xuất hiện những cơn “nóng trong người” của em ngày càng dày, mức độ càng cao thì phải. Người ta bảo, lấy chồng sinh con xong, phụ nữ dễ thay đổi tâm tính, xem chừng cũng có phần đúng. Đành rằng việc nhà việc nước túi bụi, mỏi mệt, phụ nữ phải cố gắng mới chu toàn hết được, nhưng có nhất thiết cái gì cũng phải vội vàng quàng quạc lên không? Chỉ cần nghe ồn ào dưới bếp là anh biết đứa nhỏ vừa làm rơi rớt cái gì đó, hoặc ăn chậm, ngậm cơm. Nghe to tiếng ở phòng khách là biết em mắng mỏ con gái lớn ham coi ti vi, rồi hùng hổ tắt phụt màn hình trước đôi mắt ngỡ ngàng, sợ sệt của con.
Việc gì cũng làm em dễ dàng “nổi xung thiên” lập tức. Tính khí thất thường, lại “nóng tính công lực cao” như thế, em có bao giờ nghĩ sẽ uổng công uống nước mát cho đẹp da, đắp mặt nạ để phòng tránh nếp nhăn không?
Nói thật em đừng giận, nhìn thái độ và vẻ mặt em mỗi khi “lên cơn”, anh thấy thật… kinh khủng! Sao một người phụ nữ luôn chú ý tới bề ngoài, coi trọng nét đẹp hình thức lẫn tâm hồn lại có thể phồng mang trợn má, la hét, thậm chí khóc lóc đáng sợ như vậy, mà có khi chỉ vì vài nguyên nhân đơn giản trong nhà. Trẻ con thì đứa nào chẳng nghịch phá và hậu đậu, đâu nhất thiết phải nổi tam bành thường xuyên đến vậy, để hình ảnh người mẹ bị méo mó đi trong mắt con.
Em đi vắng thì thôi, chỉ cần em về đến nhà là đã nghe oang oang những lời quát tháo. Em nóng nảy như thế, mắt trợn to, mặt nhăn nhúm, hỏi sao soi gương không thấy tươi trẻ, xinh xắn. Người ta đẹp từ bên trong ra, thần thái dịu dàng, vui vẻ thì mới nhuận sắc được.
Muốn góp ý với em lâu rồi, mà anh chẳng biết mở lời thế nào. Chẳng lẽ lại bảo, chỉ cần em hạ hỏa đôi chút, dịu dàng hơn xíu, là tự dưng sẽ thấy mặt mũi mình dễ coi, các nốt mụn sẽ không có cơ hội nổi lên nữa, sắc diện hồng hào vì niềm vui, em à...
Để sinh tồn được trong thế giới tự nhiên đầy hiểm họa rình rập, một số động vật đã tự phát triển cơ chế phòng vệ quái dị, độc nhất vô nhị, chẳng hạn như thằn lằn bắn máu từ mắt, ếch lông tự bẻ gãy xương sườn để biến thành gai hay kiến tự biến mình thành bom cảm tử để thổi bay kẻ thù.
Sa giông có xương sườn Iberia
Khi bị tấn công, các xương sườn của loài sa giông này sẽ đâm xuyên qua da. Những chiếc xương sau đó sẽ đóng vai trò như gai ngạnh, được bao phủ trong một dịch tiết cực độc, giúp sa giông không bị cắn.
Cua đấm bốc
Các con cua đấm bốc tăng cường sức mạnh bằng cách "dụ" hải quỳ sống bám trên càng của chúng như găng tay đấm bốc. Những vết chích của hải quỳ sẽ giúp cua xua đuổi kẻ thù.
Cá bay
Loài cá sở hữu hình dáng giống một quả ngư lôi có thể đạt tốc độ gần 59,5km/h khi bắn lên khỏi mặt nước. Với các vây ức giống như cánh, chúng có thể lướt khoảng 200 mét trên mặt nước.
Cá voi tinh trùng pygmy
Vì chỉ phát triển tới chiều dài 1,2 mét nên cá voi pygmy là mồi của cá mập và cá kình. Chúng phát tỏa một chất dịch màu đỏ từ hậu môn, tạo ra một đám mây bao phủ, che chắn để bơi an toàn khi bị đe dọa.
Ếch lông
Có nguồn gốc từ Cameroon, loài ếch này tự làm gãy xương của mình. Các xương gãy đâm xuyên qua lớp da gan bàn chân của chúng, hình thành móng vuốt giống như nhân vật dị nhân người sói Wolverine.
Cá mút đá myxin
Loài cá có ngoại hình giống những con lươn tạo ra một chất nhớt lan rộng trong nước biển. Chất nhớt này bám vào kẻ thù ăn thịt, bao phủ mang và bóp nghẹt nó.
Thằn lằn có sừng ngắn
Loài thằn lằn này khắp thân được phủ trong gai nhọn, nhưng chúng cũng có thể bắn máu từ mắt. Máu bắn ra xa tới 1 mét, gây bối rối cho kẻ thù và chứa một hóa chất độc hại.
Hải sâm
Hải sâm có thể phóng các cơ quan nội tạng phủ độc ra khỏi hậu môn của chúng, đánh bẫy kẻ thù ăn thịt. Các cơ quan nội tạng này sau đó sẽ tái phát triển bên trong cơ thể chúng.
Chim kền kền gà tây
Loài chim kền kền phổ biến nhất Bắc Mỹ này nôn mửa khi bị đe dọa. Động thái này đóng vai trò như sự "hối lộ" thức ăn hoặc xua đuổi kẻ thù bằng mùi.
Kiến nổ Malaysia
Khi bị đe dọa, loài kiến này phát nổ như một cơ chế phòng vệ tự sát. Chúng mang theo các túi độc, tiết một chất độc hại dẻo dính khỏi cơ thể trước khi phát nổ và chết.
Con rắn bất ngờ xuất hiện khiến phiên tòa náo loạn. Gia đình bị hại thì cho rằng, con rắn chính là hiện thân oan hồn của con trai họ.
Mới đây, tại phiên tòa xét xử của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế, tòa tuyên bác kháng cáo của gia đình bị hại, chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế, tăng hình phạt đối với bị cáo Ngô Đài (29 tuổi, trú tại thôn 3, xã Quảng Công), phạt Đài 5 năm tù.
Nạn nhân được xác định là anh Trần Ngọc Hưng (21 tuổi, ngụ thôn 2, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Anh Hưng chết ngay trong đám cưới chị gái mình, trong bữa tiệc ở nhà chú rể (xã Quảng Công) trưa ngày 10/12/2013.
Hôm đó, khi tiệc tùng đang vui vẻ thì một nhóm thanh niên là khách của nhà trai gồm Ngô Đài, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Mỹ…nhìn thấy anh họ của cô dâu đeo kính mắt, nhưng lại đeo ngược về phía sau đầu. Thấy “ngứa mắt”, Đài nói với Duy sang giật kính chọc tức. Chưa dừng lại, Đài, Duy và Mỹ bàn với nhau khi ra về sẽ tìm anh này để đánh dằn mặt vì “tội” đeo kính ngạo mạn.
Tiệc gần tàn, anh này cùng anh Hưng rời bàn đi vệ sinh thì bị nhóm người của Đài vây đánh. Đài dùng tay phải đánh mạnh vào vùng đầu phía sau khiến Hưng khuỵu người xuống. Cố chạy được một đoạn, sau đó nạn nhân gục ngã. Hưng được mọi người đưa đi cấp cứu tại Trạm y tế xã Quảng Công trong tình trạng hôn mê, sau đó chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế để cấp cứu, đến 3h ngày 13/12/2013 thì tử vong.
Bị cáo Đài trong phiên phúc thẩm.
Trong phiên tòa phúc thẩm cuối tháng 9, khi phiên tòa mới bắt đầu, tòa kiểm tra căn cước của những người tham gia tố tụng thì người anh họ trong vụ ẩu đả vắng mặt. Gia đình bị hại và luật sư của mình đề nghị hoãn phiên tòa với lý do anh này là Việt kiều, 10 ngày nữa mới có mặt ở Việt Nam để tham gia phiên tòa. Đây là nhân chứng quan trọng, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm đã không được triệu tập hợp lệ. Tuy nhiên, tòa không chấp nhận yêu cầu này. Phiên tòa phúc thẩm vẫn diễn ra.
Cha của bị hại bức xúc cho rằng, thực tế Mỹ là người đã dùng đùi đánh vào gáy con trai ông. Điều này được nhân chứng khai trong hồ sơ vụ án. Ngay từ đầu ông cũng đã khiếu nại với cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ hành vi phạm tội của Mỹ, tránh bỏ lọt tội phạm, nhưng rút cuộc, bản cáo trạng và bản án sơ thẩm vẫn không đả động đến.
Trong cả phần thẩm vấn và tranh luận, những lập luận và ý kiến mà đại diện Viện kiểm sát đưa ra đều bị cha nạn nhân bức xúc bác bỏ. Có những lúc cha nạn nhân dường như cãi tay đôi với vị đại diện Viện kiểm sát, khiến tòa phải nhắc nhở, lập lại trật tự.
Trong phần tranh luận, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình người bị hại nêu ra 6 điểm chứng tỏ cơ quan điều tra vi phạm tố tụng. Đại diện Viện kiểm sát khẳng định cơ quan điều tra đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Trong lúc vị này đang hùng hồn đối đáp thì con rắn học trò (giống rắn đầu đen cổ đỏ, thuộc loại rắn hiền, không có độc) suốt cả buổi vẫn nằm yên dưới chân những người trong gia đình nạn nhân bỗng trườn đến gần chiếc ghế của nữ luật sư, khiến người này theo phản xạ hốt hoảng co chân lên ghế, sau đó lao ra khỏi phòng xét xử khiến kiểm sát viên phải sửng sốt ngưng cuộc đối đáp.
Chủ tọa phiên tòa yêu cầu mọi người tránh xa khu vực có con rắn để công an làm nhiệm vụ đuổi rắn ra khỏi phòng xét xử. Trong lúc mọi người náo loạn vì sự kiện có rắn trong phiên tòa, một sự kiện rất hy hữu, thì người nhà nạn nhân vẫn bình chân như vại, không mảy may ngạc nhiên hay sợ hãi.
Chị nạn nhân cho biết vừa ngồi xuống ghế đã phát hiện một con rắn nằm phía dưới từ lúc nào. Chị nạn nhân nói, từ khi em chết oan, rắn học trò thỉnh thoảng lại bò vào nhà. Trong gia đình ai cũng nghĩ đó là “oan hồn” của đứa con tội nghiệp nên không bao giờ đánh đuổi.
Chị nạn nhân nói thêm: “Gia đình tôi có chi mà sợ, em tôi đó. Ở nhà tôi cũng thế, rắn học trò vào suốt. Ba mẹ tôi thường mơ thấy em trai tôi. Ông nói, nếu con linh thiêng, sao không theo cái đứa đánh chết con đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Em tôi “nói” với ba, con đang theo đây”.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng gia đình nạn nhân vì thương con chết oan uổng và quá đau lòng mới “nói quàng” như vậy. Con rắn học trò vào nằm trong phòng xét xử chỉ là một sự ngẫu nhiên tình cờ.
Sau khi nghe tuyên án, không kiềm chế được bức xúc, cha nạn nhân xông đến gần bàn hội đồng xét xử quát lạc giọng: “Giết người mà chỉ xử 5 năm tù thôi à. Xử gì lạ vậy?”. Nhiều người trong gia đình nạn nhân bật khóc đau đớn.
Từ trần giữa của căn phòng đến các góc của trần nhà, cửa ra vào, khung ảnh, hệ thống đèn... đều được mạ vàng 24K. Chủ nhân của biệt thự rất đam mê "sắc vàng" vì vừa sang trọng và lại vừa... hợp phong thủy.
Các chi tiết mạ vàng có nhiều hình chạm trổ khác nhau mang hướng cổ điển... là những thông tin mà ông Trần Khôi Nguyên, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP VinaTAB, đơn vị trực tiếp mạ vàng cho căn biệt thự bật mí với phóng viên.
Dù không tiết lộ chi phí cụ thể cho việc mạ vàng căn biệt thự này, nhưng ông Nguyên cho hay: Chi phí để độ vàng cho riêng phòng khách không hề nhỏ và đây có thể là phòng khách đắt tiền nhất Việt Nam, bởi sự cầu kỳ và sự tinh tế, cũng như các đồ vật bên trong.
Dẫn chứng cho lời mình nói, ông Nguyên chia sẻ, tại phòng khách của căn biệt thự này có bộ Bát mã độc nhất có giá 2 tỷ đồng từng gây sốt trước tết Giáp Ngọ 2014 vừa qua, hay chiếc trống đồng mạ vàng cũng có giá hơn 100 triệu đồng.
Ngoài ra, toàn bộ ốp của 4 góc tường và viền xung quanh trần nhà đều được phủ vàng 24K khiến căn phòng nhìn lộng lẫy hơn.
Theo ông Nguyên, đội ngũ kỹ sư của công ty phải mất gần một tháng làm việc liên tục để hoàn thiện các chi tiết. Đầu tiên từ việc thiết kế, lên ý tưởng, đo kích thước chính xác cho các vị trí. Cuối cùng là thi công và mạ vàng 24K.
"Do đặc điểm của khí hậu Việt Nam, khác với các loại ô tô, điện thoại mạ vàng thì việc thi công các công trình nhà, biệt thự thì sau khi phủ vàng xong, các kỹ sư sẽ phải phủ thêm một lớp bảo vệ đặc biệt, để giúp lớp vàng bền theo thời gian", ông Nguyên cho hay.
Được biết, căn biệt thự này mới chính thức hoàn thiện xong phần nội thất của phòng khách. Còn các tầng khác thì vẫn đang tiếp tục được tiến hành hoàn thiện.
Dưới đây là một vài hình ảnh lộng lẫy, sang trọng của căn biệt thự mạ vàng:
Một góc phòng khách của căn biệt thự mạ vàng.
Bộ ốp của các góc tường và viền xung quanh trần nhà đều mạ vàng 24K.
Trần giữa của phòng khách được chạm trổ hình các đồng xu cổ và phủ vàng 24K.
Bộ Bát mã đứng trên một bộ Lũa và khối đá thạch anh tím có giá 2 tỷ đồng...
... và bên dưới là rồng mạ vàng 24K.
{keywords}
Khung của các bức tranh trong phòng đều được phủ vàng.
Chiếc trống đồng mạ vàng có giá hơn 100 triệu đồng.
Người dân vùng A Lưới ví con rùa vàng như ‘cục vàng biết đi’, bởi chúng có giá trị cả trăm triệu đồng.
Nghi kỵ nhau
Câu chuyện con rùa vàng đối với bà Kăn Phiêng (thôn 2, xã Bắc Sơn A Lưới, TT- Huế) đã trở thành ký ức không mấy đẹp đẽ.
Nhà Kăn Phiêng vốn không phải giàu có ở Bắc Sơn. Bà cùng chồng là ông Lê Hồng Mạnh làm quần quật quanh năm cũng không đủ nuôi mấy người con ăn học. Ngồi nhắc lại chuyện tìm được rùa vàng, lúc đầu Kăn Phiêng còn e dè bởi như bà nói, kể ra làm gì khi mà vì nó gia đình bà chia lìa, mất đoàn kết, không tin tưởng nhau giữa mẹ và con.
Cả thảy Kăn Phiêng bắt được 3 con rùa vàng. Ruộng nương trước nhà, Kăn Phiêng mang "a chói" (gùi) trỉa cấy quanh năm.
Rùa vàng.
Một ngày đầu mùa lúa rẫy năm 1990, Kăn Phiêng đi làm cỏ cho rẫy ngô trước nhà thì phát hiện ở chân ruộng gần khe suối một con rùa vàng bằng bàn tay. Cứ tưởng như rùa thường, Kăn Phiêng mang bỏ vào a chói rồi quên phéng đi.
Về nhà, Kăn Phiêng nói với ông Mạnh có bắt được con vật màu hơi vàng, định mang đi làm thịt. Chồng Kăn Phiêng thấy màu sắc còn rùa lạ, nghĩ chắc là rùa quý liền mang xuống thị trấn A Lưới đổi gạo.
Suốt đường đi qua các bản làng, ông Mạnh rao bán chẳng có ai mua bởi đồng bào nơi đây nào có biết rùa vàng là con vật chi. Về các đại lý buôn bán hàng tươi sống, mặc cả mãi, ông Mạnh đổi được chiếc áo ấm Pilot của Mỹ. “Có chiếc áo nớ hồi đó là một gia tài chú à. Mình nghĩ bắt được rùa vàng, đổi được áo quý là may mắn lắm rồi”, ông Mạnh nói.
Câu chuyện bắt được rùa vàng, đổi áo hồi đó dân bản Bắc Sơn cũng lãng quên đi, như tập quán của đồng bào nơi đây, khi bắt được thú rừng thường mang xuống phố đổi gạo mà thôi.
Gia đình ông Lê Hồng Mạnh và Kăn Phiêng kể lại chuyện bắt được rùa vàng
Bẵng đi một thời gian, năm 2013, Kăn Phiêng lên rẫy hai lần, lại bắt được 2 con rùa vàng trọng lượng chừng 600 - 800 gam. Biết lần này bắt được rùa quý, Kăn Phiêng cẩn thận bỏ vào "a chói" rồi lấy lá chuối đậy lại.
Về nhà, bà bàn cùng chồng mang xuống đại lý thu mua hàng tươi sống của ông Mít ở Bốt Đỏ để bán. Nhưng cả đời không ra khỏi bản, chẳng biết mua bán rùa vàng trả giá thế nào nên Kăn Phiêng đành nhờ con trai cả là Lê Văn Quang mang đi bán, cả hai con rùa vàng bán được 185 triệu đồng.
Kăn Phiêng tâm sự: “Đó là con mình nói thế. Nó mang về bán, ngã giá bao nhiêu ai mà biết. Nó đưa mình tiền, mình cứ lấy. Sau rồi nghe bà con dân bản lời ra tiếng vào. Họ nói hai con rùa vàng sao lại bán với giá thấp thế. Một con cả vài trăm triệu đồng rồi”.
Không biết câu chuyện bà Kăn Phiêng nói thực hư thế nào nhưng ngày anh con trai cả Lê Văn Quang bán được rùa mang tiền về nhà, anh con trai út Lê Văn Linh “bắt được bài” nên ra điều kiện phải mua xe Sirius cho mình, không thì nói ra sự thật về giá cả rùa vàng. Hãi quá, Quang đành xuống phố tậu luôn chiếc Sirius còn mới cóng, đặt ngay trước sân nhà Linh.
“Vì bắt được rùa vàng, gia đình có nhiều mâu thuẫn”, Kăn Phiêng nói
Biết được chuyện, Kăn Phiêng buồn lắm! Buồn vì mình bị con cái lừa, buồn vì mấy con rùa vàng mang lại “tai ương” khiến gia đình bà nghi kỵ, anh em không tin tưởng nhau.
Gần đây nhất, ông Mạnh cũng bắt được một ổ rùa vàng có hai trứng nhưng ông Mạnh giấu biệt các con, sợ chúng tranh giành. Kăn Phiêng ở nhà không biết lại mang trứng đi… luộc ăn mất. Kể từ đó, ông Mạnh bảo xem như may mắn đã hết với gia đình mình rồi, giờ chỉ mong làm ăn, không còn chờ bắt được rùa vàng nữa.
Ông Mạnh tâm sự: “Bắt được rùa vàng, tui xuống phố mua két sắt về nhà cất tiền. Hai mẹ con nó thấy của nhiều, tiêu dần tiêu hồi, giờ chỉ “chừa” lại cho tui cái két sắt trống rỗng đây”. Ông Mạnh vừa nói vừa chạy vào buồng vén màn, chỉ tay lên cái két sắt đã hoen gỉ.
Kiệt quệ cũng vì rùa
Khe Tàn Dư (gần Thủy điện A Lin, xã Hồng Trung), một thời được xem là “thánh địa” của rùa vàng, đã làm thay đổi bao cuộc đời của đồng bào sống ven vùng đất này.
Có người bắt được rùa xây nhà cửa, tậu xe, mang tiền đi gửi ngân hàng, nhưng cũng có người khi có tiền thì tặc lưỡi cứ tiêu phá rồi hy vọng bắt lại được con khác. Đến khi gia đình khánh kiệt, bệnh tật, cái chết cũng cận kề.
Hỏi câu chuyện bắt được rùa vàng, người dân thôn Đụt, xã Hồng Trung, không ai lại không biết đến bà Kăn Im (81 tuổi). Bà được xem là người bắt được nhiều rùa vàng nhất xứ Hồng Trung, trên 30 con.
Rùa vàng được bà Kăn Im tìm thấy tận những năm 80 thế kỷ trước. Khi mà vùng đất gần khe Tàn Dư còn hoang sơ, máy móc của thủy điện chưa gầm rú phá tan núi rừng.
Kăn Im kể: “Hồi đó, đi dọc con suối Tàn Dư chập choạng tối, cứ vài tháng tui lại bắt được rùa vàng. Mà hồi đó, họ mua một con vài trăm nghìn đồng cũng là to lắm rồi. Nhờ số tiền đó tui dựng được nhà. Khi có tiền rồi con cái cũng không còn chịu khó làm ăn như trước. Chúng mang đi ăn chơi hết, cuối cùng chỉ còn lại căn nhà ni thôi".
“Tiền tiêu hết, chỉ còn cái két sắt không”, ông Mạnh cho biết
Gần đây nhất, đầu năm 2014, Kăn Im cùng con trai là Hồ Văn Im cũng đi dọc khe Tàn Dư kiếm rùa vàng. Đi cả ngày không tìm được chú rùa nào. Đến chập tối, hết lương thực, hai mẹ con lủi thủi ra khỏi rừng thì chân anh Im đụng phải thứ gì ngọ nguậy. Pha ánh đèn pin, Im giật mình khi phát hiện con rùa vàng chừng 500g.
Ngay sáng hôm sau, anh Im đón xe thẳng xuống thị trấn bán được 60 triệu đồng. Số tiền đó anh dành mua xe tay ga và làm lễ vật cúng, mời bà con ăn uống. Chỉ ra chiếc xe máy giữa sân, Hồ Văn Im bảo: “Đường bản xấu quá, xe mới mua hơn nửa năm mà chạy nát cả rồi. Giờ tiền xăng cũng không có đổ mà chạy nữa”.
Kể từ hôm bắt được rùa vàng, Im xuống nhà người quen dưới Bắc Sơn, học cách bắt rùa vàng rồi lên khe Tàn Dư ăn ngủ ngày đêm trên đó mong tìm kiếm được vận may.
Dẫn chúng tôi đi xem bẫy rùa vàng, Im giải thích: “Mình đào một cái hố chừng 30 - 40 cm, cắm một cái que ở giữa để đỡ chiếc lá môn, lá chuối lên trên. Dùng miếng thịt bò để thối trên lá, rùa vàng thường đi ăn ban đêm, chúng ra khỏi hang, bị nhử bởi mùi thịt thối đặt trên lá. Khi bò trên lá ăn mồi liền bị “sập bẫy”. Rùa rớt xuống hố cứ trèo lên là ngã, không thoát đâu được".
Hồ Văn Im kể lại chuyện bán rùa vàng, mua xe máy
Hồ Văn Im chỉ cách bắt rùa vàng ở khe Tàn Dư
Nói đoạn, Im có vẻ tâm đắc với bẫy của mình. Hỏi ra, từ khi bắt được rùa vàng ở khe Tàn Dư, Im làm đã mấy chục cái bẫy mà vẫn chưa bắt được con nào. Suốt ngày không làm gì trên ruộng nương cả, chỉ ngồi đặt bẫy, lùng bắt rùa vàng.
Câu chuyện rùa vàng còn chua chát hơn với gia đình ông Hồ Văn Phúc và bà Kăn Diếp (thôn A Riêng, xã Hồng Trung).
Năm 2012, ông Phúc đi dọc Thủy điện A Lin, bắt được con rùa vàng chừng gần 1kg, bán cho đại lý tên Đông (thị trấn A Lưới) được gần 500 triệu đồng. Ông Phúc mua xe Attila, cho bà con đằng ngoại, nội một ít. Phần lớn tiền còn lại ông đổ vào rượu bia. Đến khi đau ốm, Kăn Diếp không có tiền chạy chữa cho chồng.
“Hắn (ông Phúc) đau gan, nằm mấy tháng trời, không có tiền chạy chữa nên đành chịu chết", bà Diếp buồn bã kể.