Photobucket
Photobucket

Photobucket Photobucket Photobucket My Pictures

QUICK COMMENT

PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Tại sao trái 'táo lạ' để lâu được 9 tháng?

Người bảo quản sẵn sàng cho nhiều hóa chất với hàm lượng lớn vào bể ngâm táo: Chất làm trắng, chống nấm mốc, thuốc tím... rồi đưa xuống hầm đất bảo quản.
Cũng như các mặt hàng rau quả khác, trái cây nhập khẩu không rõ nguồn gốc từ nước ngoài đã trở thành chủ đề nóng ở nước ta. Sự sợ hãi và hoang mang của người tiêu dùng là điều dễ hiểu khi phải chứng kiến những quả táo, quả lê vẫn còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu của sự hư hỏng mặc dù đã 9 tháng.
Ở một đất nước nhiệt đới như nước ta, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 30°C thì quả là một điều khó hiểu với mọi người. Vậy đâu là cách bảo quản hoa quả của họ? Ở góc độ của người làm việc trong lĩnh vực khoa học thực phẩm, những thông tin mà tôi chia sẻ sau hy vọng phần nào làm sáng tỏ vấn đề.
Đối với công nghệ sau thu hoạch, có nhiều cách để bảo quan rau tươi như bảo quản lạnh hay hiện đại hơn là bảo quản trong môi trường kiểm soát thành phần không khí (CA: Controlledatmosphere), trong đó thành phần khí chủ yếu là CO2. 
Tuy nhiên dù là cách nào đi nữa, theo quy định chung thì rau quả (táo, lê...) sau khi thu hoạch sẽ được phân loại (bỏ những quả mốc, hỏng, trầy xước hay không đủ kích thước...) và được cho vào bể để ngâm, rửa. Có lẽ mọi vấn đề xuất phát từ cái bể dùng để ngâm rửa táo này.
Vậy thì người ta đã bỏ cái gì ở trong bể nước đó? Thông thường ở châu Âu và các nước phát triển (nơi mà an toàn thực phẩm được kiểm tra rất nghiêm ngặt, người dân được khuyến cáo không nên ăn thực phẩm không có nhãn mác), khi bảo quản thực phẩm, người ta dùng dung dịch Clorin với hàm lượng cho phép  vào trong bể, mục đích chính là để rửa và sát khẩu bề mặt quả táo. Sau đó táo được đưa vào kho lạnh để kiểm soát thành phần không khí (CA) để bảo quản. 
Đây là cách làm phổ biến ở châu Âu, nhưng lại tốn kém và giá thành cao. Theo quan sát của tôi thì táo ở đây họ thường bảo quản bằng cách trên. Người tiêu dùng chỉ sử dụng khoảng 1-2 tháng trong tủ lạnh, còn lâu hơn nữa là bị thối ngay.
Họ phân loại táo để bảo quản.
Ngược lại hoa quả nhập khẩu, đặc biệt từ một vài nước nổi tiếng sản phẩm với giá rẻ, để tiết kiệm chi phí bảo quản, nhiều hóa chất khác đã được sử dụng để cho vào bể ngâm táo như: Acid clohydric (HCL), Potassium permanganate solution (còn gọi là thuốc tím, KMnO4), chất làm trắng (Bleaching powder, Ca(ClO)2), chất chống nấm, mốc (Thiabendazole).
Sau đó người ta đào một cái hầm dưới lòng đất để cho táo vào bảo quản ở điểu kiện tự nhiên. Vì nhiệt độ ở đây thường rất thấp, đặc biệt là vào mua thu và mùa đông (xem hình minh họa). Chỉ có cách bảo quản như thế này thì táo nhập khẩu được bán với giá rẻ như thế nào ở nước ta.
Hầm đất được đào một cách thô sơ để bảo quản táo.
Điều đáng nói là nếu các hóa chất này được sử dụng với hàm lượng cao hơn mức cho phép (với tiêu chí càng nhiều càng tốt) thì chắc chắn là ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Còn ảnh hưởng như thế nào, có lẽ ai trong chúng ta chắc cũng biết.
Vì vậy chúng ta phải cẩn thận với rau quả giá rẻ ngoại nhập trên thị trường, nguồn gốc không rõ ràng và có những dấu hiệu bất thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét