Đây là lần
đầu tiên, các nhà khoa-học đã lựa-chọn các tế-bào gốc lấy từ tủy xương của một
bệnh- nhân vừa qua khỏi cơn đau tim nặng hay vừa được giải-phẫu nối tắt mạch
vành rồi đem chích trở lại vào bệnh-nhân ấy.
Cuộc
thí-nghiệm đã đươc thực-hiện tại Đại-học Bristol (Anh) trên 60 bệnh-nhân nhằm
tìm hiểu xem các tế-bào gốc có thể sửa lại các tế-bào cơ tim bị cơn đau tim
làm tổn hại. Đặc- biệt là các nhà khoa-học muốn biết là các tế-bào gốc có thể
ngăn chặn sự tạo-thành các sẹo hay không và ảnh-hưởng của sẹo lên sự co-thắt của
tim.
Bác- sĩ
Raimondo Ascione cố-vấn về giải-phẫu tim mạch tại Đại-học Bristol nói “
Chúng tôi đã quyết-định sử-dụng một loại tế-bào gốc có nhiều hứa-hen nhất lấy từ
tủy xương của chính bệnh-nhân. Điều này giúp chúng tôi tránh khỏi rủi-ro nhiễm
khuẩn hay đào thải . Đồng thời chúng tôi cũng không gặp phải khó-khăn về đạo-đức
nhu khi sử dụng các tế-bào gốc lấy từ mô của phôi hay bào thai “
Bác-sĩ
Ascione nói tiếp “ Các phép trị-liệu hiện nay đều nhắm giữ cho bệnh-nhân sống
sót với một trái tim hoạt-đông kém hiệu-năng hơn so với trưóc khi bị lên cơn đau
tim. Phép trị bệnh tim bằng tế-bào gốc này nhắm sứa lại tim bị tổn-hại dựa vào
khả-năng có thể thay thế các mô bị thương-tổn.’
Trong
thí-nghiệm này, tủy xương của 60 bệnh-nhân đều đươc lấy trong khi giải-phẫu nối
tắt (by-pass surgery). Các nhà nghiên-cứu đã chíchvào tim bệnh-nhân hoặc
tủy-xương của chính họ hoặc một chất “placebo”
(thuốc
vờ).Sau đó kết-qủa đã đươc so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân
Chú-thích
Các tế-bào
gốc có khả-năng rất đáng chú-ý là phát-triển thành nhiêu loại tế-bào khác nhau
trong cơ-thể. Trên nguyên-tắc các tế-bào gốc có thể phân chia vô-hạn-đinh để làm
đầy lại cac tế-bào khác một khi nguời hay vật còn sống.. Khi một tế-bào gốc phân
chia thì mỗi tế bào mới có khả-năng hoẵc vẫn là tế-bào gốc hoặc trở-thành một
loại tê-bào khác có chức-năng chuyên-biệt như tế-bào cơ, tế-bào hồng huyết-cầu
hay não
Một tế-bào
gốc có thể tạo ra những tế-bào gốc khác hoặc biến thành tế-bào
tiền-khởi (precursor cell) để rồi trở-thành những loại tế-bào khác nhau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét